Lời bàn

Học làm người là bài học đầu tiên cha giành cho con.

Cha tự hào về con

TTO - Cha tôi là người con duy nhất của một dòng họ người Đức nhập cư ở Mỹ. Điều đó có nghĩa là gia đình chúng tôi có một nền giáo dục nghiêm khắc.

Cha lập gia đình năm 20 tuổi và tôi là đứa lớn nhất trong năm đứa con. Cha tôi hy vọng những đứa con của mình sẽ đạt kết quả xuất sắc tại trường học. Vì là con trưởng, tôi càng phải học hành chăm chỉ hơn để thỏa ước nguyện của cha.

Tôi nhớ đã cùng làm việc với cha được vài lần. Mỗi sớm mùa xuân, khi mặt đất vẫn còn hơi lạnh và ẩm ướt, cha lại cẩn thận đánh dấu từng luống đất riêng rẽ trong vườn nhà. Tôi và em trai mình đi theo cha chỉ để gieo những hạt đậu xuống đất. Tôi cũng biết cách trồng những cây con sao cho thật gọn gàng, thật đẹp khi đi cùng cha. Tôi cũng được cha cho đi câu cá trên chiếc thuyền gỗ cũ kỹ của gia đình.

Những lúc như thế, tôi chỉ muốn được ôm cha và nói “Con thương cha nhiều lắm!”, nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Liệu cha có chấp nhận cho tôi làm như thế hay không? Thật khó để tìm ra câu trả lời.

Rồi tôi lớn lên, tốt nghiệp đại học, lập gia đình. Thật không may mắn khi tôi và chồng phải sống cách xa gia đình đến hàng trăm dặm. Nhiều lúc hai chúng tôi còn phải đi công tác nước ngoài nữa. Mẹ viết thư cho tôi hàng tuần, kể những gì đã xảy ra ở nông trại, những gì cha tôi làm và cả chuyện của các em tôi. Còn cha thì không bao giờ viết cho tôi dòng nào cả. Khi tôi quay trở về nông trại của gia đình, những lần viếng thăm bố mẹ trở nên nhiều hơn, nhưng cha và tôi cũng không bao giờ gần gũi, thân thiện như những gia đình khác.

Năm 1986, đó là thời điểm mà chúng tôi phải nói lời chia tay với những người khác. Chồng tôi, hai con và tôi, đứng cùng cha mẹ tôi, bắt tay chào mọi người. Chồng tôi cầu mong cho mọi chuyện xảy ra tốt đẹp khi chúng tôi lên đường. Sau đó, tôi ôm cha và nói: “Con yêu cha”. Thật là bất ngờ khi tôi nghe cha nói “Cha cũng yêu con”, tôi để ý thấy đôi mắt cha ngấn lệ. Ước gì chúng tôi đã luôn ở bên nhau trong suốt những năm qua. Cha mẹ tôi đã bước qua tuổi 60, tôi cũng mong rằng mình sẽ có thêm nhiều thời gian ở bên họ trong tương lai. Chúng tôi sẽ trở về sau bốn năm làm việc ở Úc.

Hai năm rưỡi sau, một cú điện thoại gọi đến từ gia đình tôi. Đó là một buổi trưa thứ tư chủ nhật, cha đi trên một chiếc xe trượt tuyết để đi thăm những người hàng xóm và bị ngã trên đường về. Em rể tôi tìm thấy cha nằm trên tuyết, chết vì lên cơn đau tim đột ngột. Bạn bè thúc giục tôi quay trở về Minesota để lo cho đám tang cha.

Tại tang lễ của cha, tôi nghe mọi người kể những câu chuyện, những điều tuyệt vời về cha – một người chính trực được những người khác nể trọng và tin cậy. Những câu chuyện mà họ kể đều mới mẻ với tôi, dường như họ biết rất nhiều điều về cha tôi. Lúc ấy, tôi chỉ ước thầm sao cho mình có thể cũng hiểu nhiều về cha như thế, và mối quan hệ giữa chúng tôi đã có thể tiến triển tốt hơn.

Ba năm sau ngày cha mất, mẹ tôi cũng ra đi. Sau lễ tang của mẹ, cả năm đứa chúng tôi quay trở lại nông trại và cùng phân chia những gì mà bố mẹ đã để lại. Trong lúc dọn dẹp trên tầng thượng, tôi vấp phải một chiếc hộp. Đó là chiếc hộp chứa đầy kỷ niệm ấu thơ của tôi. Chứa đựng bên trong nó là những bức vẽ đầu tiên của tôi, những lá thư và cả những tấm ảnh cũ kỹ nữa.

Ở ngay chính giữa chiếc hộp, tôi phát hiện ra có hai lá thư mà cha đã viết từ nhiều năm trước khi tôi vừa hoàn thành chương trình đại học – đó là những bức thư tay duy nhất mà cha viết cho tôi. Làm thế nào tôi có thể quên rằng chúng tồn tại ở đấy nhỉ? Tôi cẩn thận mở những mảnh giấy đã vàng úa vì thời gian ra đọc.

Lá thư đầu tiên là những việc xảy ra ở nông trại. Lá thư thứ hai nói về cảm xúc của cha khi tôi được bầu vào hội sinh viên ưu tú của trường đại học. Khi tôi đọc dòng đầu tiên của bức thư thứ hai, mắt tôi nhòe lệ vì cha đã viết rằng “Cha rất tự hào khi có một cô con gái như con!”…

QUỐC DŨNG (Theo Heartwarme)

Ngẫm:

0 comments:

Post a Comment

Trang này cha giành cho con

Mong con khôn lớn học nên thành tài.

Followers